6/09/2017

LỤC CHỈ CẦM MA BÍ KÍP TRONG GIAO DỊCH FOREX (Phần 1)



LỤC CHỈ CẦM MA – BÍ QUYẾT TRONG GIAO DỊCH

GOLD – FOREX

(Tác giả: Sư phụ Khắc Qui)



“Kinh Doanh Tài Chính, Ngoài PTCB và PTKT Nếu vứt bỏ được Yêu và Hận (Sóng) Bạn sẻ nắm 90% phần Thắng, Muốn 100% phần Thắng .. , Nhẫn Giả làThiên hạ vô địch”

1. Chiêu 1: Cản động của Market (Vùng chiến sự - tranh chấp)
Lý thuyết:
Các mẫu hình nến cơ bản:

Mở tài khoản Exness ủng hộ add lấy động lực chia sẻ Tại đây


PHƯƠNG PHÁP GỘP NẾN:


Giá mở cửa của cây nến gộp = Giá mở cửa của cây nến thứ nhất.

Giá đóng cửa của cây nến gộp = Giá đóng cửa của cây nến cuối cùng.

Giá cao nhất của cây nến gộp = Giá cao nhất của các cây nến.

Giá thấp nhất của cây nến gộp = Giá thấp nhất của các cây nến.
“Trong một thị trường sideway hay market test một vùng kháng cự hay hỗ trợ nào đó,
sử dụng phương pháp này sẽ giúp ích cho chúng ta dễ dàng xác định được đâu là cây
nến chuẩn - quyết định vùng chiến sự, các mức cản động (quan trọng) của thị
trường” 






Một số lưu ý khi vẽ Hỗ trợ và Kháng cự:


- Không vẽ quá nhiều các mức hỗ trợ và kháng cự trên khung thời gian nhỏ, thông thường là từ

H1 (H4) trở lên.

- Hỗ trợKháng cự được hiểu như là 1 vùng hơn là 1 điểm cố định nào đó

- Tập trung phân tích dữ liệu và vẽ mức hỗ trợ và kháng cự trong 3-6 tháng gần nhất cho chart
ngày




Ví dụ minh họa:

Khung thời gian D1 

   Chuyển sang vẽ tiếp trên khung thời gian H4




Có thể tham khảo thêm chi tiết các kiến thức cơ bản trên: http://www.learntotradethemarket.com/

của Nial Fuller’s

“Sau khi chúng ta trang bị được những kiến thức CƠ BẢN về nến, kháng cự, hỗ trợ, Pinbar, Fakey, Inside và Outside bar. Chúng ta phát triển thêm 1 khái niệm nữa đó chínhlà CẢN ĐỘNG, móng rùa, độ co lại của martket và PHÁ XÁC NHẬN. Cung cấp cho chúngta những cơ sở quan trọng để “ứng biến linh hoạt cùng với market”



Kinh nghiệm ứng dụng:

- Nến rất cơ bản và cũng có thể nói nó phản ánh trung thực nhất trong các indicator,nến cực kỳ quan trọng cho định hướng trend của chúng ta, nến báo cho chúng ta biết các NĐT muốn gì và đang làm gì ..... để hiểu rõ về nến thì chúng ta phải học cách quan sát nến từ quá khứ ==> hiện tại ==> để đoán ra phần nào tương lai của cây nến tiếp theo ...
- Bằng cách xem xét lại lịch sử giá giao dịch trong 15 kì gần nhất với thời điểm hiện tại chúng ta có thể xác định được đâu là “vùng chiến sự ác liệt” giữa 2 phe BUY – SELL.Tùy thuộc vào NĐT giao dịch dài hay ngắn mà lựa chọn Khung thời gian giao dịch phù hợp. Nếu lướt sóng thì chúng ta dùng 4H + 1H định tạm trend chủ , dùng M30 để có được độ trể khá rõ của market , và điểm vào trạng thái, cũng như các tin quan trọng thường ra vào lúc xxx h 30, thực ra sau khi định trend chủ xong quan sát quá trình hình thành nến trước đó ==> tính ra các cản động của market thì Chúng ta sẽ chuyển sang dùng M10 - M15 để vào ra trạng thái để có được giá tốt hơn; sau đó kết hợp với chiêu thứ 2, 3 của Lục chỉ cầm ma mà xem xét nên vào khối lượng lớn để ăn cho được nhiều. Tránh chốt non khi sóng đang bắt đầu mạnh dần lên và chưa có dấu hiệu cho sự đảo chiều “tiềm năng”.- Vì những mức cản này thay đổi theo diễn biến của thị trường tại thời điểm hiện tại nên ta gọi nó là “cản động”. Cũng chính vì thế nếu phá lên có xác nhận là các trader nhảy vào buy theo ngay ngược lại nếu phá dưới có xác nhận thì các trader Sell theo ngay, cách đánh này là chúng ta theo Market: market lên thì ta buy lên , market báo xuống thì ta Sell theo, chạm cản động tiếp theo 2-3 lần không phá thì chốt dần, còn
nếu phá thì Bài tốt rồi phải Tố thêm vài khối lượng (KL) nữa để ăn cho hết trend, - Vùng giá tập trung test càng nhiều thì vùng đó sau khi bức phá sẽ thể hiện rõ xu thế và bức phá càng mạnh. Đó là thời điểm chúng ta quyết định mở mới hay đóng một vị thế giao dịch.

MỘT VÀI MINH HỌA CẢN ĐỘNG

Thị trường sideway: thể hiện sự dồn nén của Market  
KẾT QUẢ
Thuật ngữ Cản động được hiểu theo 3 nghĩa:

- Nó là mức giá Cao nhất hoặc thấp nhất trong 15 kì gần nhất
- Nó là mức closed của những cây nến có mức giá cao nhất hoặc thấp nhất trong 15 kì
gần nhất
- Nó là mức giá “chuẩn – giá trị” trong 15 kì gần nhất – giá trung bình khi thị trường sideway. (khi giá vượt lên trên/dưới mức giá trung bình này thì giá sẽ có xu hướng đi thêm 1 khoảng nữa lên ngưỡng trên/dưới so với mức giá trung bình).
Tùy theo độ mạnh/yếu của market, ngữ cảnh cụ thể mà ta dùng từ cản động theo nghĩa nào (trong 3 nghĩa trên). Cũng chính vì nó biến động và xác định dựa trên thực tế thị trường đang chạy nên ta mới gọi nó là động, khi kết hợp với các mô hình Rùa thì nó được hiểu thêm một nghĩa nữa là các móng rùa, độ vươn tới của market ...

Thuật ngữ
“PHÁ XÁC NHẬN” có nghĩa là có ít nhất 1 cây nến trong kì xem xét (chúng ta trade khung thời gian nào thì có cản động của khung thời gian đó và sử dụng cản động đó để trade. Trong trường hợp khoảng cách giữa các cản động của các khung thời gian quá gần nhau thì khung thời gian lớn hơn đóng vai trò quyết định) đóng cửa nằm trên/dưới hoàn toàn so với cản động thì giá có xu hướng tiếp tục đến ngưỡng cản động tiếp theo. Còn mà chỉ phá qua tạo bóng nến dài như kiểu Pin bar hay Fakey bar thì ta gọi đó là “trend giả”. Điều này cho thấy trend trước đó đã kết thúc (lực mua/bán đã cạn dần).

“Chiêu 1 là chiêu cơ bản nhất trong bộ tài liệu này. Do vậy trước khi nghiên cứu các phần tiếp theo, bạn hãy mở chart ra và thử vận dụng những kiến thức trên “chart live” trước khi tiếp cận các chiêu khác bạn nhé!  

2. Chiêu 2: Buyer – Seller; Client Positions; Phân kì âm – dươngChiêu này cung cấp cho chúng ta cái nhìn về lực mua – bán hiện tại cho chúng ta biết bên nào đang thắng thế và điều quan trọng hơn cả là “Nhận biết sớm và đi theo dấu chân của bigboss”

2.1 Buyer – Seller Indicator (Màu xanh/Màu vàng)Lý thuyết:- Khi 1000 trader bán xuống và 1000 trader mua lên mà làm cho giá thị trường tăng (nến tăng) thì ta xem đó là lực mua tăng (phe BUY chiếm ưu thế), ngược lại khi 1000 trader bán xuống và 1000 trader mua lên mà làm cho giá thị trường giảm (nến giảm) thì ta xem đó là lực bán tăng (phe SELL chiếm ưu thế).

Ứng dụng:

-
Đi theo xu huớng chung thị trường: Khi thị trường tăng/giảm đi kèm với Buyers và Sellers gia tăng cùng hướng với thị trường tức lực mua/bán mạnh dần lên theo trend có nghĩa là chúng ta đang đi theo đúng xu hướng chung của thị trường (phản ánh đúng thực tế xu hướng của thị trường) điều này giúp chúng ta tiếp tục duy trì trạng thái cùng hướng với thị trường  

Lý thuyết:

- Còn nếu 1000 trader bán xuống và chỉ 100 trader (chiếm 10%) mua lên mà làm cho giá thị trường tăng (nến tăng) thì điều đó có nghĩa là những nhà đầu tư lớn đang tham gia thị trường, tác động vào giá theo hướng ngược lại xu thế chung (ngược lại so với đám đông).
- Còn nếu 1000 trader mua lên và chỉ 100 trader (chiếm 10%) bán xuống mà làm cho giá thị trường giảm (nến giảm) thì điều đó có nghĩa là những nhà đầu tư lớn đang 
tham gia thị trường, tác động vào giá theo hướng ngược lại xu thế chung (ngược lại so với đám đông).

Ứng dụng:

-
Tìm điểm đảo chiều – đi theo bigboss: Đây là cơ sở để chúng ta xác định trend trước đó đã ngưng hay chưa (lực mua/bán cạn dần) và có thể thực hiện giao dịch ngược lại với trạng thái trước đó hoặc thoát trạng thái ngược lại với bigboss bất kể lãi/lỗ  
Trong công cụ này chúng ta chỉ chú đến 3 yếu tố: Buyers, Sellers và Power;

- Nếu Buyers > Sellers thì Power = Buyers/Sellers; con số này càng lớn chứng tỏ lực thị trường tăng càng mạnh
- Nếu Buyers < Sellers thì Power = Sellers/Buyers; con số này càng lớn chứng tỏ lực thị trường giảm càng mạnh
- Có những khi các con số Buyers và Sellers mang giá trị âm là trong công thức của nó có thành phần của Bear/Bull Powers cộng trừ MA14 cho nên mặc dù lượng Buy cao hơn nhiều lần lượng Sell nhưng nó không phản ánh được thực tế thị trường (đây được xem là một trong hạn chế của công cụ này; tín hiệu nhiễu, không trung thực)

Và đây là kết quả: 
 Xem tiếp phần 2: TẠI ĐÂY

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đã đóng góp ý kiến.