6/09/2017

LỤC CHỈ CẦM MA BÍ KÍP TRONG GIAO DỊCH FOREX (Phần 3)


LỤC CHỈ CẦM MA BÍ KÍP TRONG GIAO DỊCH FOREX (Phần 1)



LỤC CHỈ CẦM MA – BÍ QUYẾT TRONG GIAO DỊCH

GOLD – FOREX

(Tác giả: Sư phụ Khắc Qui)

“Kinh Doanh Tài Chính, Ngoài PTCB và PTKT Nếu vứt bỏ được Yêu và Hận (Sóng) Bạn sẻ nắm 90% phần Thắng, Muốn 100% phần Thắng .. , Nhẫn Giả làThiên hạ vô địch”

5. Chiêu 5: Các đường trung bình: SMA16, SMA20

Thông số:- SMA 16: Simple Moving Average; Period: 16; Giá tham chiếu: Closed (Tạm gọi là
đường nhanh)
- SMA 20: Simple Moving Average; Period: 20; Giá tham chiếu: Closed (Tạm gọi là
đường chậm)

Lý thuyết:

- Đường trung bình di động là đường chạy mềm mại theo biểu đồ giá, được đo từ mức giá đóng cửa của các nến trong một giai đoạn gần nhất, được ứng dụng trong việc dự đoán hướng giá trong tương lai. Bằng cách nhìn vào độ nghiêng của đường trung bình di động, bạn có thể dự đoán khái quát về hướng giá sẽ dịch chuyển.

Mở tài khoản Exness ủng hộ add lấy động lực chia sẻ Tại đây

Kinh nghiệm ứng dụng:

- Xác nhận xu hướng: Mối tương quan giữa giá và MA20 rất quan trọng, giá closed trên MA20: Xu hướng Up bắt đầu hình thành, giá closed dưới MA20: Xu hướng Down bắt đầu hình thành. - Sự giao cắt giữa 2 đường trung bình: Khi đường nhanh (MA16) cắt đường chậm (MA20) từ dưới lên Xu hướng Up hình thành và xác nhận; ngược lại Khi đường nhanh (MA16) cắt đường chậm (MA20) từ trên xuống Xu hướng Down hình thành và xác nhận (Chỉ dùng cho phiên London và Mỹ - Market mạnh)

- Support/Resistance: Khi giá đã đi được một quãng khá xa giá sẽ có thiên hướng điều chỉnh/phục hồi. Lúc này các mức giá của đường MA16 và MA20 đóng vai trò là các mức hỗ trợ và kháng cự quan trọng. Khi giá test lại các đường này chính là cơ hội (dấu hiệu) cho chúng ta tố thêm hoặc đóng trạng thái giao dịch trước đó. Còn khi 2 đường nhanh chậm cắt nhau tức là tố thêm khi 2 đường này cắt nhau có xác nhận, trước đó chúng ta đã dùng chiêu 1 vào KL1+ rồi khi 2 MA giao nhau thì sóng thường đi khá chuẩn và dài hơi nhưng chúng ta vẫn phải dùng chiêu 1 để ra vào trạng thái cho giá được tốt hơn.
  
“Khi sử dụng chiêu này, các bạn nên phối đa khung thời gian để có cái nhìn tổng

quan, dễ nhận biết, linh động theo market”
6. Chiêu 6: Matrix (phân khúc thị trường)Quy tắc:- Mỗi phân khúc thị trường có một đặc thù khác nhau 
- Thị trường nhỏ mua lên chưa chắc thị trường đó mạnh, khi thị trường mạnh khác vào thì bị lấn át xu hướng trước đó (sử dụng chart kitco để theo dõi). Trước khi theo dõi và phân tích, dự đoán xu hướng ngày hôm nay ta quay lại xem xét kỹ diễn biến của phiên (ngày) trước đó

- Cơ sở để định hình giá cho ngày hôm sau chính là giá đóng cửa (giá chấp nhận của trader trên toàn thế giới) của thị trường chung châu âu và Mỹ (23h) – Vùng giá chiến sự - Tại khu vực này Volume lớn, thể hiện KL của nhà đầu tư tham gia rất lớn và nó phản ánh trung thực mức giá có thể chấp nhận của nhà đầu tư
-
Nếu như thị trường không có tin gì nổi bật thì 65% market sẻ chạy về lại giá chuẩn của phiên chung mạnh- Thông thường thì tùy theo mức độ tham gia của từng thị trường đang Open lớn hay nhỏ + tin ra của quốc gia mới công bố mà tạm xác định sức nảy của market (có thể tham khảo qua Volume), thị trường tham gia càng lớn thì đa phần Volume sẻ rất mạnh (ví dụ mùa hè thì phiên chung của Mỹ và Âu bắt từ 7h20 tối , thời điểm tin thường ra là 7h30 và mốc 9h00 tối ==> market sẻ biến động mạnh nhất là từ khi tin vừa ra ... phân cấp từ thấp tới cao của từng phân khúc thị trường là Á --> Đông Âu --> London ( eurozone) --> Mỹ , Phiên mà các trader giao dịch nhiều nhất là phiên chung của Âu và Mỹ

7. Chiêu 7: Quy tắc 2 nến, 3 nến và 5 nến

“Trong một thị trường tăng/giảm nếu như có 2 nến có body (open-closed) giảm dần thì đến nến thứ 3 nếu có body nhỏ hơn nến số 2 hoặc màu đối lập với nến số 2 (lực mua-bán cạn dần)thì thị trường sẽ đảo chiều (Ngoại lệ là chậm nhất đến nến thứ 5 thị trường sẽ đảo chiều)”

Trường hợp 1: Áp dụng cho 3 Nến (Hình 1 và 2 - Đính kèm)1. Điều kiện:- Nến số 1 có chiều dài (biên độ giao động) của thân và bóng nến dài nhất
- Nến số 2 có chiều dài (biên độ giao động) của thân và bóng nến ngắn hơn Nến số 1
- Nến số 3 có chiều dài (biên độ giao động) của thân và bóng nến ngắn hơn Nến số 2
(Ngắn nhất)
(Các trường hợp thỏa cả 2 điều kiện thân (Open_Closed) và bóng nến (High-Low) sẽ cho kết
quả chính xác cao hơn là trường hợp chỉ xét riêng cho thân nến)
2. Entry:- Nếu giá closed của Nến 3 > Nến 1 (Giá tăng) thì tự động vào lệnh BÁN (SELL) ngay khi
mở cửa cây nến tiếp theo (Nến thứ 4); Stoploss = Mức Hight của cây Nến số 3 + 1
Usd; TP: Mức closed của cây Nến thứ 1
- Nếu giá closed của Nến 3 < Nến 1 (Giá giảm) thì tự động vào lệnh MUA (BUY) ngay khi
mở cửa cây nến tiếp theo (Nến thứ 4); Stoploss = Mức Low của cây Nến số 3 - 1 Usd;
TP: Mức closed của cây Nến thứ 1
  
Trường hợp 2: Áp dụng cho 5 Nến (Hình 3 - Đính kèm) – Ít gặp

1. Điều kiện:

- Nến số 1 có chiều dài (biên độ giao động) của thân và bóng nến dài nhất
- Nến số 2 có chiều dài (biên độ giao động) của thân và bóng nến ngắn hơn Nến số 1
- Nến số 3 có chiều dài (biên độ giao động) của thân và bóng nến ngắn hơn Nến số 2
- Nến số 4 có chiều dài (biên độ giao động) của thân và bóng nến ngắn hơn Nến số 3
- Nến số 5 có chiều dài (biên độ giao động) của thân và bóng nến ngắn hơn Nến số 4
(Ngắn nhất)
2. Entry:- Nếu giá closed của Nến 5 > Nến 3 (Giá tăng) thì tự động vào lệnh BÁN (SELL) ngay khi mở cửa cây nến tiếp theo (Nến thứ 4); Stoploss = Mức Hight của cây Nến số 5 + 1 Usd; TP: Mức closed của cây Nến thứ 2 
- Nếu giá closed của Nến 5 < Nến 3 (Giá giảm) thì tự động vào lệnh MUA (BUY) ngay khi
mở cửa cây nến tiếp theo (Nến thứ 4); Stoploss = Mức Low của cây Nến số 5 - 1 Usd; TP:
Mức closed của cây Nến thứ 2
  
8. C8: ĐỌC MARKET KITCO–“NHÀ ĐẦU TƯ HAY ĐI THEO LỐI MÒN”Một số phương pháp xác định trend và market:- 1 trend đáng để chúng ta xem xét vào trạng thái là trend nó phải có độ nảy mạnh liên tục sau tin, hay ít nhất là nó phá qua 1 cản mạnh trước đó đã nhiều lần công phá nhưng chưa vượt được. Đối với các loại cặp tiền thì trend của chúng thường có độ dài đáng kể và trend của chúng chỉ bị bẻ gãy khi tin mạnh ra không hổ trợ cho chúng nhưng cũng có 2 trường hợp :

a/ Nếu tin mạnh đủ hổ trợ cho sự đảo trend nhưng nó chỉ nảy lên 1 phát rồi chìm
ngỉm ==> KQ gọi là trend giả khi ấy cặp tiền đó sẻ tiếp tục hành trình của nó

b/ Tin đủ mạnh và khiến cho khối lượng giao dịch vào thời điễm ấy tăng mạnh phá
qua cả vùng bứt phá trước đó của market thì khi ấy trend sẻ chính thức trở đầu và
nó sẻ mạnh thêm nếu nó phá nốt các cản mạnh ...

- Để xác định và dự đoán tương đối của Market thì chúng ta cần phải quan sát xem phân khúc của từng thị trường riêng biệt của chúng để biết được tâm lý của các NĐT khu vực ấy Mua nhiều hay Bán nhiều rồi nhận định market sắp tới của nó ...... 

- Như thế nào để vứt bỏ được Yêu và Hận tức là chúng ta chỉ vào trạng thái khi đã rỏ trend, khi sai sóng thì phải biết chấp nhận cắt loss ngay và xác định lại tại sao mình bị loss đẻ rồi quyết định đu theo trend để lấy lại cái mới bị loss , tuyệt đối không được cãi trend tự vẻ trend cho mình và bắt market phải đi như thế, khi sai sóng thì càng nên ko cố cãi mà dời điểm SL Ví dụ sơ về cái Yêu và Hận :

- Khi 1 ai đó đang Sell xuống nhưng gold vẫn lù lù bò lên , nhưng vẫn cố cãi cố Yêu con sóng down vì cố tin vào một vài indicator nào đó mà cố tình vứt bỏ các yếu tố quan trọng khác như: vùng chiến sự đã bị chiếm và đang bị công phá thành trì của mình …. ==> thế là dời điểm SL dần và Sell thêm bình quân giá , trong tâm trí mình đã bị con Ma Yêu hận nó ám hết khiến mình luôn tin là gold nó phải giảm mạnh …. kết quả gold vẫn thẳng tiến khiến cho tài khoản có nguy cơ bị cháy rồi Hận chúng quá nạp thêm tiền vào để giữ tài khoản và Sell thêm ..... ===> Cháy tài khoản!

Tổng hợp:- Việc vận dụng LCCM đòi hỏi trader cần có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các chiêu thức. Tùy theo diễn biến của thị trường, độ mạnh yếu, phiên giao dịch mà ứng dụng kết hợp Chiêu 1-2-3-4-5-6-7-8 vào để đưa ra quyết định giao dịch 

- Bằng việc đánh dấu từng điều kiện là một tỷ lệ % nhất định cho quyết định giao dịch chúng ta sẽ có đủ cơ sở giao dịch khi những điều kiện này thỏa ít nhất 75% cho xu hướng Up hay Down đó 

- Song song với việc tìm điểm vào lệnh chúng ta luôn đặt vấn đề quản trị rủi ro (Stoploss) lên trên hết trước khi nghĩ đến tiềm năng lợi nhuận có được từ mô hình. Vì bản chất của việc ứng dụng mô hình là chúng ta dựa vào các mức cản “động”, nên Stoploss hay Take Profit chúng ta cũng ko có một điểm cụ thể mà nó sẽ “động” theo thị trường. Tuy nhiên do thị trường có những thời điểm tin tức bất ngờ xuất hiện làm phá vỡ xu hướng giao dịch của chúng ta rất nhanh nên việc đặt sẵn một mức Stoploss cố định sẽ luôn được khuyến nghị. Việc phân chia Khối lượng giao dịch phù hợp, các lệnh bảo hiểm (Sell stop, Buy Stop) khi thị trường bất ngờ quay đầu cũng được áp dụng một cách linh hoạt để gia tăng lợi nhuận và hạn chế rủi ro khi tham gia thị trường thực.
\
-
Với những bạn mới tiếp cận phương pháp LCCM thì tốt nhất các bạn nên luyện tập nhuần nhuyễn các chiêu mang tính trực quan dễ nhận biết và quan sát như 1-3-5-7, các chiêu còn lại 2-4-6-8 ít nhiều cần sự trải nghiệm nên sẽ để nghiên cứu sau khi thích hợp  

Lưu ý quan trọng:Bài viết được tổng hợp từ những nguồn thông tin: SF Khắc Qui – 222222 (nội dung chính xuyên suốt bài viết), website harmonicinc.com (phần lý thuyết mô hình Harmonic, ZUP, chiêu 4); website: learntotradethemarket.com của Nial Fuller và chút ít kinh nghiệm cá nhân của Donald - PKTMọi sự sao chép, trích lục vui lòng ghi rõ nguồn của tác giả

Xem video chia sẻ về chiêu 8:TẠI ĐÂY

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đã đóng góp ý kiến.